Ông cho nhà hát mượn chiếc xe này để trưng bày và tương tác với khán giả tới xem chương trình. "Hồi xưa có chiếc xe này là giàu lắm. Họ còn để một quả bóng bông dưới yên để giữ cho yên không bị bẹp",ạcbaocấptrongkhônggiankiểubaocấnổ hũ đế quốc hoàng kim NSƯT Hồng Kỳ nói.
Những vật dụng, những không gian thời bao cấp đã được đưa vào Chuyện phố thời bao cấpđể khán giả có thể cảm nhận được không khí của một thời đại đã qua. Trong Chuyện phố thời bao cấpvì thế có những hoạt cảnh mà chỉ riêng thời bao cấp mới có. Đó là cảnh xếp hàng lấy nước, xếp hàng mua gạo, nhảy tàu. Cũng có cả những từ ngữ đặc trưng vốn quen thuộc thời kỳ bao cấp như "ăn tươi", "dạt vòm".
Nhưng đương nhiên, một chương trình âm nhạc dù là âm nhạc tổng hợp thì phần âm nhạc vẫn là quan trọng nhất. Trong Chuyện phố thời bao cấpcó nhiều bài hát quen thuộc của thời kỳ bao cấp. Hơn thế nữa, trong sự thân quen cũng có những điều ẩn chứa nhân sinh quan của thời kỳ này. Vì thế, tác giả kịch bản - nhạc sĩ Trần Lệ Chiến đã để mâu thuẫn chọn nhạc gì cho đám cưới ngay đầu chương trình. Liệu có thể hát gì trong đám cưới, một bài hát Việt hay một bài hát nước ngoài? Đó là mâu thuẫn của thời kỳ bao cấp, khi chúng ta vẫn còn "dè chừng" trong đón nhận văn hóa ngoại.
Chuyện phố thời bao cấpcó nhạc mục hết sức dễ thương và… phi lý. Có những ca khúc trẻ trung không bao giờ gây tranh cãi như Câu chuyện nhỏ của tôi,nhưng cũng lại có dòng nhạc "vàng" như Thành phố buồn, Phố đêmmà có lúc phải nghe giấu… Những bài hát đã ghi dấu ấn cho nhạc nhẹ, ghi dấu ấn cuộc chiến của thời kỳ bao cấp như Gửi lại em, Kỷ niệm thành phố tuổi thơ… Chương trình cũng có bài hát khi ra đời đã gây choáng vì nhắc tới nụ hôn - Mùa xuân bên cửa sổ. Nói về tình yêu như trong bài ca đó, thời kỳ ấy đã là bạo lắm. Âm nhạc nước ngoài được yêu thích trong thời bao cấp được thể hiện qua một số tác phẩm của ban nhạc Boney M như River of Babylon, Daddy Cool, Bahama Mama.
Chuyện phố thời bao cấpcó thể coi là một chương trình ca nhạc tổng hợp dựa trên cảm xúc về thời kỳ bao cấp. Sân khấu được thiết kế khá đơn giản, có lẽ một phần do hạn chế kinh phí. Tuy nhiên, với sự thu vén rất tinh thần bao cấp, Nhà hát Tuổi trẻ đã tạo được không gian tương tác với khán giả cao tuổi thú vị.
Ở đó, họ được gợi lại những ký ức xưa, chủ yếu là ký ức vui và gần gũi khi nhìn lại chiếc vé thiết kế với những hình vẽ về thời bao cấp, tem phiếu được bán lại để họ có thể dùng mua hàng như bánh, kẹo, cốm, chuối. Chiếc máy nghe nhạc chạy băng cối cũng được mang tới đặt tại sảnh nhà hát trong đêm diễn. Máy phát ra những điệu nhạc cách đây đã mấy chục năm, để rất nhiều người thế hệ U.60, U.70 được nhớ lại đám cưới xưa thế nào.
Chuyện phố thời bao cấpsẽ được Nhà hát Tuổi Trẻ đưa vào danh sách chương trình trình diễn thường xuyên thời gian tới.